Theo anh về nhà - ตามพี่กลับบ้าน

Mình bỏ hết những gì của Thành đô, anh muốn trở lại nơi anh tìm thấy sự chông chênh ngọt ngào. Ta không bao giờ biết điều gì thật sự làm ta hạnh phúc, cho đến khi tìm thấy nó ở nơi mà tất cả mọi thứ đều vô nghĩa trước ý chí và tình yêu ngọt ngào

Khi nào chúng ta sống chung

Ngày đầu tiên yêu anh, tôi vẫn nghĩ một lúc nào đó cả hai sẽ sống chung như những cặp tình nhân vĩnh viễn. Nhưng rồi suốt đời anh chỉ đưa cho tôi một lời hứa không bao giờ thành sự thật. - Khi nào chúng ta sống chung với nhau hả anh?

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Masterting 1000 IELTS, TOEFL iBT Vocabulary

Hiện nay, nhu cầu rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh và thi lấy chứng chỉ IELTS, TOEFL IBT cho mục đích du học, xin học bổng, tìm việc làm... của học sinh, sinh viên khá lớn.

Ngang Bình - ที่ไหนสักแห่งในประเทศจีน

Ngong Ping 360 là điểm lý tưởng để khám phá đảo Đại Nhĩ Sơn. Hành trình của bạn bắt đầu với một chuyến đi cáp treo 25 phút từ Tung Chung (Trung Dũng). Trải nghiệm trong Cabin Pha Lê hấp dẫn tuyệt vời.

TAKE GUY OUT SPECIAL | Porsch and Arm

Với sự yêu thương vô bờ và thời gian dành cho nhau những 9 năm, cặp đôi PorschArm đã viết thêm một chuyện tình đẹp vào những trang sách của cộng đồng LGBT và cho chúng ta thấy rằng tình yêu đồng giới luôn tồn tại.

Porsch (Apiwat Porsch Apiwatsayree)
Sinh ngày 31/08/1975
IG: @porschapiwat

Arm (Sappanyoo Arm Panatkool)
Sinh ngày 03/10/1986
IG: @armarmarm



















Share:

Quy luật “con số 9” trong tình dục

Căn cứ vào quy luật ảnh hưởng của tuổi tác đối với khả năng tình dục, các chuyên gia tình dục học Mỹ đã tổng kết một công thức về tần suất quan hệ tình dục cho những người từ 20 tuổi trở lên, gọi là quy luật “con số 9”. Theo các chuyên gia, quy luật sinh hoạt này là vừa đủ và đảm bảo sức khỏe cho mỗi lứa tuổi. Cách tính của quy luật này đó là: “tần suất quan hệ = số đầu của tuổi × 9”. Tức là lấy số hàng chục của tuổi mình nhân với 9 và ra kết quả, số hàng chục của kết quả là số ngày cần duy trì chu kỳ “yêu”, còn số hàng đơn vị của kết quả là số lần “yêu”. Theo đó, phương pháp tính tần số yêu từ 20 – 79 tuổi như sau:


- Từ 20 đến 29 (2 x 9 = 18) tương đương 1 tuần quan hệ 8 lần

- Từ 30 đến 39 (3 x 9 = 27) tương đương 2 tuần quan hệ 7 lần

- Từ 40 đến 49 (4 x 9 = 36) tương đương 3 tuần quan hệ 6 lần

- Từ 50 đến 59 (5 x 9 = 45) tương đương 4 tuần quan hệ 5 lần

- Từ 60 đến 69 (6 x 9 = 54) tương đương 5 tuần quan hệ 4 lần

- Từ 70 đến 79 (7 x 9 = 63) tương đương 6 tuần quan hệ 3 lần

- Từ 80 đến 89 (8 x 9 = 72) tương đương 7 tuần quan hệ 2 lần

Nguồn Vietnamnet
Share:

10 hiệu ứng ly kỳ sẽ thay đổi cuộc đời bạn

"Tâm lý con người rất phức tạp, nó vừa có tính riêng biệt vừa có tính chung, đằng sau mỗi một hành vi đều ẩn chứa bí mật tâm lý kỳ diệu. Có đến 10 hiện tượng tâm lý hành vi hữu dụng nhất sẽ giúp bạn hiểu thêm về hành vi của người khác và của cả bản thân mình."


1. Lời tiên tri tự đúng (tự kỷ ám thị)
Robert Rosenthal – nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã từng làm một cuộc thí nghiệm thế này: Ông chia một nhóm chuột bạch thành hai nhóm A và B, nói với người nuôi dưỡng nhóm A rằng những chú chuột này rất thông minh, đồng thời lại nói với người nuôi dưỡng nhóm B rằng trí lực những chú chuột này chỉ bình thường thôi.
Mấy tháng sau, ông cho hai nhóm chuột này làm một trắc nghiệm kiểu vượt qua mê cung và phát hiện nhóm A thật sự thông minh hơn nhóm B, chúng có thể ra khỏi mê cung tìm được thức ăn đầu tiên.
Ông nghĩ, hiệu ứng này có thể xảy ra ở con người không? Thế là ông lại đến một trường trung học bình thường, ông vào một lớp học bất kỳ và khoanh tròn vài cái tên học sinh trong bảng danh sách, sau đó ông nói với giáo viên của những học sinh đó rằng: Những em này trí tuệ rất cao, rất thông minh.
Qua một thời gian, ông trở lại trường và kỳ tích đã xảy ra: những học sinh mà ông chọn thật sự đã trở thành những người xuất sắc của lớp.
Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Đó chính là tác dụng đầy ma lực của một kiểu “ám thị” thần kỳ. Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia, những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực.
Nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả họ sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó.

2. Hiệu ứng quá giới hạn
Tác giả nổi tiếng của Mỹ – Mark Twain có một lần nghe mục sư giảng trong nhà thờ. Lúc đầu, ông cảm thấy mục sư giảng rất hay, rất cảm động và ông đang dự định sẽ quyên góp tiền.
Nhưng qua 10 phút, mục sư vẫn chưa giảng xong, ông bắt đầu có chút mất kiên nhẫn nên quyết định sẽ quyên một ít tiền lẻ thôi.
Qua thêm 10 phút nữa mục sư vẫn tiếp tục giảng, thế là ông nghĩ không quyên góp nữa.
Hiện tượng tâm lý này được gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”, nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng.
Hiệu ứng siêu hạn thường xảy ra trong việc giáo dục gia đình. Ví dụ như khi đứa con phạm lỗi, bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó cùng lời khiển trách sẽ khiến đứa con từ buồn bã bất an chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét.
Một khi bị “bức” quá thì sẽ xuất hiện tâm lý và hành vi phản kháng kiểu “lần sau mình sẽ làm vậy nữa”.
Có thể thấy, sự khiển trách và đánh giá của bố mẹ dành cho con cái không được vượt quá giới hạn, đối với trẻ chỉ nên “phạm lỗi một lần, chỉ phạt một lần”. Cho dù muốn nhắc nhở lại thì cũng không nên lặp lại đơn thuần mà phải thay đổi góc độ, cách nói. Như thế thì trẻ mới không cảm thấy lỗi của mình cứ bị “giữ mãi không buông” mà sinh ra tâm lý chán ghét, phản nghịch.

3. Hiệu ứng Westerners
Nhà tâm lý học Westerners đã từng giảng một ngụ ngôn thế này. Có một đám trẻ con chơi đùa huyên náo suốt ngày trước cửa nhà một ông lão.
Mấy ngày qua đi, ông lão không thể chịu đựng nữa. Ông bèn cho mỗi đứa trẻ 10 đồng và nói: “Các cháu đã khiến ở đây thật náo nhiệt, làm cho ông cảm thấy mình trẻ lại rất nhiều, tiền này ông thưởng cho các cháu”.
Bọn trẻ rất vui, hôm sau lại đến, nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 đồng.
Bọn trẻ vẫn thích thú đến chơi ngày hôm sau, lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 2 đồng. Vậy là bọn trẻ tức giận bảo, “Cả ngày mới được cả 2 đồng, ông có biết bọn cháu chơi đùa cũng mệt lắm không!” Sau đó thì bọn trẻ không đến nhà ông lão chơi nữa.
Trong câu chuyện này, cách của ông lão rất đơn giản, ông đã biến động cơ bên trong “chơi vì niềm vui của chính mình” từ bọn trẻ trở thành động cơ bên ngoài “chơi vì để được tiền”.
Và khi ông lão thao túng nhân tố bên ngoài này thì cũng đã thao túng được hành vi của bọn trẻ.
Hiệu ứng Westerners cũng thấy rõ trong cuộc sống. Ví dụ, bố mẹ thường nói với con cái: “Nếu lần này con thi được 10 điểm thì bố mẹ sẽ thưởng 100 ngàn”, “Nếu con thi đứng trong top 5 thì bố mẹ sẽ thưởng con một món đồ chơi mới” v.v… Người lớn chúng ta có lẽ không ngờ rằng cơ chế thưởng này không thỏa đáng, nó sẽ khiến hứng thú học tập của trẻ dần dần giảm đi.

4. Hiệu ứng Gió Nam
Hiệu ứng này bắt nguồn từ câu chuyện ngụ ngôn của tác gia người Pháp – Jean de La Fontaine.
Gió Bắc và Gió Nam thi uy lực với nhau xem ai thổi rơi áo khoác của người đi đường. Đầu tiên là Gió Bắc thổi những luồng gió thật lạnh, lạnh đến thấu xương, kết quả là người đi đường càng quấn áo chặt hơn.
Gió Nam bắt đầu từ tốn lay động, gió thật dịu và ánh mặt trời thật đẹp khiến người đi đường cảm thấy như mùa xuân tràn ngập, vậy là họ cởi áo khoác ra để thưởng thức bầu không khí dễ chịu ấy. Cuối cùng Gió Nam chiến thắng.
Gió Nam trong câu chuyện sở dĩ đạt được mục đích là vì nó đã thuận theo nhu cầu nội tại của con người. Phản ứng tâm lý sinh ra do được kích thích cảm giác cá nhân và nhu cầu muốn thỏa mãn mình chính là “hiệu ứng Gió Nam”.

5. Hiệu ứng thùng gỗ
Tại sao có tên gọi này? Một chiếc thùng được ghép từ nhiều mảnh gỗ, và nếu như những mảnh gỗ này dài ngắn khác nhau thì bạn sẽ thấy rõ ràng lượng nước chứa được trong thùng không phụ thuộc vào những mảnh gỗ dài, mà nó chỉ có thể đầy lên đến chiều cao của chỗ mảnh gỗ ngắn nhất mà thôi.
Thành tích học tập chung của một đứa trẻ giống như một chiếc thùng gỗ lớn vậy, thành tích mỗi một môn học trong đó đều là một miếng gỗ không thể thiếu để ghép thành chiếc thùng. Sự ổn định trong thành tích tốt của trẻ không thể dựa vào sự xuất sắc (mảnh gỗ dài) ở vài môn học nào đó, mà nên chú trọng ở tình trạng chỉnh thể của nó, đặc biệt là ở một số mắc xích yếu (mảnh gỗ ngắn).
Ý nghĩa của hiệu ứng này?
Một người không thể xem nhẹ khiếm khuyết của mình và của cả người khác.
Bạn muốn một ai đó hoàn thiện hơn thì không thể chỉ dựa vào sở trường, tài năng của họ mà quên đi sở đoản hay tật xấu, cho dù nhìn vào tưởng chừng như chúng không hề ảnh hưởng gì. Bởi vì một mảnh gỗ ngắn đi thôi cũng đủ làm nước trong cả thùng chảy ra ngoài.

6. Hiệu ứng Hawthorne
Tại công xưởng Hawthorne nằm ở ngoại ô bang Chicago (Mỹ), công nhân thường xuyên nóng giận bất bình cho nên tình hình sản xuất không lý tưởng cho lắm.
Sau đó, chuyên gia tâm lý đặc biệt đến đây làm một cuộc thí nghiệm: Trong khoảng thời gian 2 năm, vị chuyên gia này có cuộc trò chuyện riêng với hơn 20.000 công nhân và quy định trong quá trình trò chuyện, vị chuyên gia sẽ nhẫn nại lắng nghe mọi ý kiến và bất mãn của họ đối với công xưởng.
Cuộc thí nghiệm đã đem lại kết quả không ngờ: sản lượng của công xưởng đã tăng vượt bậc.
Rõ ràng, con người có rất nhiều thắc mắc hoặc bất mãn nhưng không phải lúc nào cũng có thể biểu đạt ra được. Sau khi họ “được nói” thì sẽ có một sự thỏa mãn khi đã phát tiết ra, họ cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

7. Hiệu ứng tăng giảm
Hiệu ứng này trong giao tiếp giữa người với người chính là: Bất cứ ai cũng đều hy vọng sự yêu thích, ưu tiên của đối phương dành cho mình “không ngừng tăng lên” chứ không phải “không ngừng giảm đi”.
Lấy ví dụ, rất nhiều người bán hàng nắm được tâm lý này của khách hàng, trong khi cân món hàng họ luôn lấy một phần nhỏ để lên cân rồi từ từ “thêm vào thêm vào” cho đủ số lượng khách hàng cần, chứ họ không lấy một phần lớn ngay rồi sau đó lại “bớt ra bớt ra”, mặc dù cả hai cách đều vì đạt đến số lượng khách hàng cần nhưng hành động “thêm vào” sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều.
Khi chúng ta phê bình đánh giá trẻ nhỏ thường khó tránh “khen trước, chê sau”.
Kỳ thực cách này không lý tưởng lắm, tốt hơn hết là hãy chỉ ra cho chúng thấy những lỗi chúng mắc phải rồi sau đó mới khích lệ chúng bằng những “thành quả” mà chúng đã đạt được, như thế trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu nhận xét của bạn và có thiện chí sửa chữa hơn.

8. Hiệu ứng bươm bướm
Theo nghiên cứu cho thấy, những khí lưu yếu và nhỏ của một con bươm bướm tình cờ vỗ cánh ở Nam bán cầu kết hợp với vô số các nhân tố khác thì sau vài tuần đã biến thành một trận vòi rồng ở bang Texas (Mỹ)!
Sau đó các nhà khoa học đã gọi đây là “hiệu ứng bươm bướm” và đưa ra lý luận như sau: Một nhân tố khởi nguồn cực nhỏ nếu trải qua một thời gian nhất định và tác dụng với các nhân tố tham dự khác thì hoàn toàn có thể phát triển thành sức ảnh hưởng cực kỳ lớn và phức tạp.
Hiệu ứng này nói với chúng ta rằng: Đừng bao giờ xem thường những thứ nhỏ bé. Một câu nói, một chuyện, một hành vi nhỏ nếu như đúng đắn sẽ ảnh hưởng tích cực rất lớn, còn nếu sai lệch, võ đoán thì ảnh hưởng tiêu cực cũng lớn như vậy.

9. Hiệu ứng đóng kí hiệu
Trong thế chiến 2, Mỹ do binh lính không đủ nên đã lập một đội các tù nhân trong ngục đưa ra tiền tuyến chiến đấu. Mỹ đặc phát vài chuyên gia tâm lý đến huấn luyện, động viên các tù nhân này và theo họ cùng ra tiền tuyến.
Trong thời gian huấn luyện, các nhà tâm lý thuyết giáo rất nhiều với tù nhân và bắt mỗi người họ mỗi tuần phải viết một lá thư cho người thân nhất của mình. Nội dung trong thư do nhà tâm lý thống nhất chỉ định, thuật rằng: biểu hiện của tù nhân trong ngục tốt như thế nào, tự cải tạo mình như thế nào v.v…
Nhà tâm lý yêu cầu họ viết thật tỉ mỉ rồi gửi đi. Sau 3 tháng, các tù nhân ra tiền tuyến, nhà tâm lý lại yêu cầu họ trong thư viết rằng họ đã phục tùng chỉ huy như thế nào, chiến đấu dũng cảm ra sao v.v…
Kết quả là, biểu hiện của đội binh tù nhân này không hề thua kém binh lính thực thụ. Họ trở nên giống y như những gì trong thư họ viết. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng đóng kí hiệu”, còn có tên gọi khác là “hiệu ứng ám thị”.

10. Hiệu ứng ngưỡng vào
Trong cuộc sống hằng ngày có một hiện tượng thế này: Khi bạn nhờ người khác giúp đỡ, nếu vừa mới bắt đầu đã đưa ra yêu cầu quá cao thì rất dễ bị cự tuyệt. Ngược lại nếu đầu tiên bạn đưa ra yêu cầu nhỏ thôi, sau khi người khác đồng ý hãy tăng thêm yêu cầu thì sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn. Hiện tượng này được các nhà tâm lý học gọi là “hiệu ứng ngưỡng vào”.
Hiệu ứng này cũng vận dụng khá hữu hiệu trong giáo dục con cái trong gia đình. Hãy yêu cầu thấp thôi, khi trẻ đã làm đúng rồi, hãy cho chúng sự khẳng định và biểu dương, khích lệ, thế thì những yêu cầu tăng dần sau đó sẽ khiến trẻ vui vẻ thực hiện hơn.”
Share:

Hành lý hư vô - Nguyễn Ngọc Tư

Cả khi xe chuyển bánh rồi bạn vẫn còn kinh ngạc, thì ra chỉ cần chừng này thứ mang theo. Chục ngoài bộ quần áo, mùng mền, đôi gối,  vài cái khăn choàng cổ. Mà cũng không chắc chúng cần thiết với mình.

Có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay, như cái chị khóc mếu kia chưa chắc sẽ nhớ về bạn nhiều hơn người vẻ như tỉnh bơ cà rỡn (nuốt trộng nỗi buồn vào lòng vốn là chuyện chẳng dễ gì), hay đằng sau câu “sẽ gọi điện thường xuyên” là một rừng lừa phỉnh bởi mai đây hít thở thứ không khí khác, sẽ chẳng còn gì chung để chia sẻ cho nhau. Và xứ sở bạn tưởng như đậm đặc trong từng tế bào máu, không sống nổi nếu thiếu vắng, ngay khi rời đi đã có nơi chốn mới thay vào.

Hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người, nhưng sau vài lần chuyển nhà, đồ đạc mới là thứ khiến bạn ngạc nhiên. Những thứ bạn phục thuộc vào, như thể chúng là tai, là mắt, là oxy, hóa ra buông bỏ được. Và có thể buông nhẹ không.


Vẫn nhớ lần chuyển nhà đầu tiên, trước buổi rời đi căng đầu nghĩ coi bao nhiêu thứ cồng kềnh này xe tải hạng nào, bao xe thì chở hết. Gì cũng muốn mang theo. Sao thiếu được cái tủ lạnh dành trữ đồ ăn, hay bộ bàn trà, vốn là kỷ vật của bà nội. Kệ sách, với tín đồ gặm chữ không thể không có. Mớ đồ sứ tinh tế nhặt nhạnh được từ những phiên chợ cuối năm. Phải nhấc bổng căn nhà lên được bạn cũng không bỏ rơi nó. Trên tường vách vẫn còn những cây đinh xiêu vẹo được đóng bởi tay của ông chồng quá cố, chục ngoài cái vạch đánh dấu cuộc nhổ giò của thằng con.

“Phải mua giấy dán tường che hết chỗ tèm lem này mới được”, bà khách đầu tiên tới coi nhà ngay sau bữa bạn treo bảng reo bán, đã phán luôn khi nhìn thấy những vạch sơn vàng. Tự tin với mớ vòng vàng xủng xẻng trên người, khách xông vào tận buồng trong, nói phá luôn cái cửa này cho thoáng gió, bếp kê cao thêm hai cục gạch là vừa, cây bàng ngoài sân đốn luôn khỏi mất công quét dọn mùa lá rụng. Như thể ngôi nhà đã thuộc về bà, ngay khi cuộc mua bán còn chưa bắt đầu, mặc cả chưa đến đâu. Trong giây lát bạn cảm giác mình là khách, đi đứng sẽ sàng, đến bà kia phải mời ngược lại kìa chị uống nước đi, ngại khỉ khô gì. Khách về rồi mới dám tin nhà này là nhà mình, trường kỷ bạn đang ngồi nín thở sợ nó đau đây chính mình đánh đổi từ những buổi dạy thêm khản giọng.

Mớ đồ này phải đánh đổi thanh xuân mới sắm được đó, bạn bảo vậy, khi cuộc chuyển nhà làm hao kiên nhẫn của mấy chị tới dọn phụ. Chúng cho bạn cảm giác sống, là nôn nao ngay khi gặp lần đầu, là khắc khoải chờ đón về, là mãn nguyện khi nhìn chúng chễm chệ giữa nhà. Cho nên cả cái ấm sứt vòi cũng được cưu mang tới cùng. Bạn chứng minh câu “một lần dọn nhà bằng ba lần cháy” là ứng vào ai đó, không liên quan gì mình. Sau cuộc chuyển dời bụi là bị bỏ rơi, cùng những góc trần nhà bị ngấm nước, những tờ nhật báo mục rã.

Hồi đó bạn đã qua bốn mươi, tự hào sống trong một căn nhà tiện nghi, và gặt hái vô số trầm trồ từ những người khách lần đầu tới chơi, “một mình nuôi con đã giỏi, mà còn sắm sửa vầy thì không phải giỏi vừa”. Ở giữa những thứ đáng giá khiến cho mình đáng giá.

Mấy khuya mất ngủ đi lại trong nhà, phát hiện ra đồ đạc tưởng nhiều nhưng góc này, ngách nọ vẫn trống trơ. Lại phải nghĩ coi sắm thứ gì làm đầy nó. Phải rất lâu sau đó mới nhận ra bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển khơi trong lòng.

Đó là khi chuyển nhà cuộc nữa, tới một nơi chốn xa xôi nghĩ thôi đã ngại, muốn hay không cũng phải bỏ lại mấy món cồng kềnh. Bạn gọi người bán bớt tủ giường, lúc họ tới lấy đi, bạn chợt nhận ra những khoảng trống không còn đáng sợ. Dễ chịu nữa là khác. Giây phút hít hà khoảng không gian thoáng đãng trong nhà, bạn bỗng nghĩ về tự do. Mặc dù ý nghĩ đó dường như không đúng, mớ tủ giường kia cầm tù bạn hồi nào đâu, mà giờ lại thấy thoải mái như chim sổ lồng.

Nhưng phải tới chuyến đi mà bạn tin là cuối cùng này (đêm qua có một bà già bên xóm ngồi bên bạn thì thầm, “giờ thì con nhỏ chịu nghỉ ngơi rồi”), bạn mới thật sự nhìn đồ đạc như một giấc mơ. Cái máy điều hòa bạn không cách nào thiếu nó khi đi qua những mùa khô sôi nắng, giờ không có bạn vẫn ngủ ngon lành. Và ngủ sâu đến mơ cũng nhẹ không thể chạm vào. Hay cái điện thoại kia, thứ kết nối bạn với thế giới, dính cứng bạn vào những mối quan hệ vô hình, giờ nằm một xó. Từ bạn đi phần lớn thời gian nó ngủ lơ mơ vậy, nhưng đôi lúc vẫn rung lên, ngay thời khắc ấy bạn có thể nhìn thấy kẻ đã đánh thức nó đang tự vỗ vào trán mình kêu “mình mất trí thiệt rồi, người đã đi mất biệt có gọi cũng chẳng thể nghe”. Chị ta không tiết lộ thêm gọi bạn để nói chuyện gì. Nhưng chuyện gì thì cũng không ngoài cái sự chị ta nhớ bạn, và quên chị từng tiễn bạn đi.

Sáng đó trời mưa, người đưa tiễn không đông lắm. Bạn ngó coi mấy chiếc xe chạy sau mình có chất đầy những hư vô, thứ hành lý duy nhất bạn có thể mang theo, thứ khiến bạn cảm thấy cần thiết hơn cả những áo khăn được gói chặt bên mình, cả lúc mục rã đi còn chưa xài tới.

Share:

Definition List

Unordered List

Support

If you’ve browsed through my blog, or used the search bar on the top right corner to look for answers, but still need help, just send your feedback or enquiry through the contact session